Sự khác nhau giữa đàn piano dọc và piano ngang

Sự khác nhau giữa đàn piano dọc và piano ngang
13h39 ngày 03-06-2017      3067 lượt xem
Trong suốt cuộc đời một nhạc sĩ cũng như những người chơi piano đều tiếp xúc với rất nhiều các loại nhạc cụ khác nhau. Với hình dạng, màu sắc, vật liệu và kích cỡ khác nhau thế giới đàn piano cũng đa dạng như những người chơi chúng.
 
Hôm nay Hoàng Piano sẽ chia sẻ một chút với bạn để giúp bạn tìm hiểu thêm một chút để bạn sẵn sàng mang nhà một chiếc đàn piano hoàn hảo. Trước tiên hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 loại piano đó là piano dọc và piano ngang với một loạt các phân nhóm phụ dựa trên hình dạng, kích thước và kiểu dáng.

1. Đàn piano dọc (Vertical piano)

Sự thử nghiệm đầu tiên để tạo ra một vertical piano đứng xảy ra khoảng vào giữa năm 1735 và 1745. Một người Italia là Domenico Del Mela đã thiết kế một chiếc vertical piano năm 1739 sử dụng một cấu trúc đơn giản. Năm 1745 một người Đức là Christian Ernst Friederici lại tạo ra một loại nhạc cụ được biết đến là "Pyramid piano” (piano kim tự tháp), sở dĩ có tên như vậy là vì hình dáng đặc biệt của chúng. Friederici xuất phát từ cây đàn grand piano vốn có và kết hợp thiết kế hình dáng của vertical piano, nâng các dây và soundboard lên vuông góc với bàn phím và vì thế khiến chúng đứng thẳng, còn các trục lên dây ở dưới đáy của bộ dây, ngay trên các phím. Các cấu trúc piano mà Friederici sử dụng là một phiên bản giản đơn hoá từ một thiết kế của Bartolomeo Christofori năm 1720, tuy nhiên bộ cơ của Friederici thiếu mất các đặc trưng mô phỏng trong nguyên bản của Christofori. Toàn khối nhạc cụ đó được đặt đứng trên một cái bệ hoặc bàn và đằng trước có các cánh cửa có thể đóng mở tự động, để lộ ra bộ dây và soundboard. Các thiết kế này mới chỉ kết hợp giữa grand và vertical piano, sử dụng các dây và soundboard của vertical piano và bộ cơ của grand piano. Các mẫu này được đưa ra vào những năm 1800 nhưng rất mờ nhạt và thua kém so với những mẫu sau này, và đến năm 1840, pyramid piano và vertical piano đã cùng đồng thời bị ngừng sản xuất.

Vertical piano còn tiến hoá đến tận cuối những năm 1780 với sự phát triển của một cấu trúc được thiết kế hoàn toàn thẳng đứng, theo sự thẳng hàng của bộ dây và soundboard. Những chiếc đàn đầu tiên được gọi là một "sticker” (gai), vì có những cái sticker dài làm bằng gỗ nối mặt sau của phím tới đầu cần. Đầu cần được dựng vuông góc với bộ dây và bắt đầu một quá trình bằng việc đầu cần đập trở lại các dây và cứ thế tiếp tục quay lại. Nó được John Landreth thiết kế vào năm 1787 và được William Southwell người Anh xây dựng và bổ sung năm 1798. Một sự phát triển quan trọng khác nữa là dây chằng chéo, giúp cho các dây ở đàn vertical piano dài hơn và cải thiện âm thanh. altNăm 1831 Hermann Lichtenthal đã thiết kế ra một hệ thống mà ở đó búa được kiểm soát bằng độ dài của dải băng, như vậy sẽ không cần phải dồn các dây lên một cú đánh đơn lẻ nữa. Robert Wornum – người Anh đã tinh lọc cơ cấu tape-check, đó là cơ sở cho các bộ cơ của vertical piano ngày nay. Có 2 phương thức chống rung bộ dây khác nhau đã được cải tiến. Một cách là sử dụng hệ thống overdamper (giảm âm quá mức), ở đó một dây kim loại dài được gắn với đằng trước của mỗi đòn bẩy trung gian để đi lên và vượt qua đỉnh của các búa. Khi nhấn các phím, sợi dây sẽ chuyển động theo một liên kết để đặt một miếng nỉ hình vuông xuống các dây trước khi búa đập xuống và bật miếng nỉ trở lại khi không nhấn các phím nữa. Hệ thống này tiếp tục được sử dụng cho đến những năm cuối 1800 và rất phổ biến ở Anh và Đức. Hệ thống chống rung thứ hai là một đòn bẩy có bản lề, được nối tới đằng sau của mỗi máy búa gần bộ dây, nó xoay miếng nỉ vuông rời khỏi dây bằng một vòng xích tới đòn bẩy trung gian. Thiết kế này có hiệu quả hơn trong việc chống rung và được sử dụng ở các vertical piano ngày nay. Mẫu vertical piano đã tương đối hoàn chỉnh và các cây đàn ngày nay cơ bản là không thay đổi gì so với những thiết kế từ những năm đầu 1800 đó.

Đến năm 1840, vertical piano tương tự như những gì chúng ta thấy ngày nay, mặc dù có nhỏ hơn và với cấu trúc tinh vi hơn. Các dây giờ đây chạy thẳng từ đỉnh xuống đáy thùng (mà giờ đây được đặt dưới đất chứ ko phải trên một cái bàn như ở pyramid piano). Hệ thống lên dây giờ đây được đặt ở đỉnh của hộp đàn, với các dây chạy chéo xuống hộp đàn và được gắn chặt ở đáy. Bộ cơ và bàn phím nằm ở trung tâm của bộ dây với một phím đẩy sticker lên cao và làm các búa chuyển động lại về hướng các dây.

Những năm sau này, các nhà sản xuất đua nhau làm ra những chiếc đàn piano với những cải tiến hoặc biến đổi khác nhau. Có rất nhiều tên tuổi lớn trong làng sản xuất piano với những nhãn hiệu nổi tiếng và được tín nhiệm như : Broadwood, Baldwin, Marshall& Rose, Kemble,Yamaha, Kawai, Whelpdale & Maxwell, Steinway, Wendl & Lung…. mà ở mỗi hãng, cây đàn lại có một phong cách hay đặc trưng riêng biệt. Thế kỷ 20 đựơc nhìn nhận là có nhiều cuộc chạy đua về kỹ thuật và mẫu mã của cây đàn, hết phóng to lại thu nhỏ, thêm một bộ phận này, bớt một bộ phận khác, tuy vậy, về tổng thể, những thay đổi đó vẫn dựa trên những nguyên mẫu từ thế kỉ 19.
 
2. Đàn piano ngang (Grand piano)

Những chiếc grand piano ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các note đó. Những chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.
 


Các thiết kế của Critofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu ko được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.

Sự phát triển của grand piano sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn, giống với những cây đàn ngày nay hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Vienna, được nhà sản xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn, Mozartvà Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.

altKhi grand piano ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và cần làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dầy hơn và bộ khung phải khoẻ hơn nữa, như thế có thể đạt được một áp lực lớn hơn. Bộ khung của đàn piano thông thường được làm bằng gỗ, trở nên dày hơn và nặng hơn và thanh chằng chéo giúp nó kiên cố hơn. Đến năm 1820, Thomas Allen thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ. Năm 1825 Alpheus Babcock sáng chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành, một nét đặc trưng của các piano cánh ngày nay. Một sự phát triển đáng chú ý khác là việc chằng các dây, được phát triển bởi Henri Pape năm 1828 và Steinway cấp bằng sáng chế năm 1859, ông đã đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn các dây kim, giúp cho các dây dài hơn ở trong hộp ngắn hơn và đặt các dây bass ở giữa qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm tốt hơn.

Grand piano được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào những năm 1800, cùng với sự thành lập của các công ty như: John Broadwood & Sons, Jonas Chickering, Julius Blũthner, Ignaz Bosendorfer, Friedrich Bechstein, Henry Steinway và Sebastien Erard, những công ty này hoàn toàn phát triển từ nền tảng của mẫu đàn cánh đó tới năm 1821.
 
Với những chia sẻ trên chắc rằng bạn đã có thêm những kiến thức về đàn piano để bắt đầu tìm hiểu và thực hành về chúng. Nếu bạn muốn mua một cây đàn piano đừng quên xem qua bảng giá đàn piano rẻ nhất Tp.HCM của chúng tôi nhé.
 

Cuối cùng, đừng quên nếu thấy bài viết ý nghĩa nhé!



Copyright © 2014 Hoàng Piano. All Rights Reserved.