Hiện nay, Hầu hết phụ huynh đều ý thức được rằng: cho trẻ làm quen với âm nhạc càng sớm thì tạo điều kiện phát triển trí não cho trẻ càng tốt. Chính vì thế, không ít bà mẹ cho trẻ nghe nhạc từ trong bụng mẹ, và khi sinh trẻ, các phụ huynh cũng mong muốn con trẻ biết chơi một loại nhạc cụ nào đó. Vừa phát triển tốt về trí não, vừa rèn luyện tính cách. Bên cạnh đó, biết chơi nhạc cụ cũng sẽ trở thành việc giải trí lành mạnh.

Nhưng, trẻ bao nhiêu tuổi thì cho đi học đàn organ là phù hợp? Đây cũng là câu hỏi hầu hết phụ huynh đều băn khoan. Nên cho trẻ học trung tâm hay kèm tại nhà, học chính thức hay như một buổi dạo chơi giải trí cùng âm nhạc?.
Tham khảo một số mẫu đàn organ giá rẻ thích hợp cho bé tập làm quen với đàn.
Trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có khả năng tiềm ần. Trẻ nhỏ cũng vậy, có trẻ học nhạc từ rất sớm, nhưng có trẻ phải biết mặt chữ mới học được. Học organ organ cũng vậy, không có độ tuổi xác định như học đàn piano. Học đàn organ còn phụ thuộc vào sở thích của từng cá nhân
Theo lý thuyết thì trẻ cần biết chữ trước khi học bất kì môn nào. Tuy nhiên, học đàn organ hay học bất kỳ môn học nghệ thuật nào, âm nhạc là ngôn ngữ chung của thế giới, trẻ không biết chữ nhưng có thể nghe theo điệu, theo vần (điều này minh chứng vì sao bé mầm non, hay bé 2-3 tuổi biết nhảy hay ê a bài quảng cáo trên tivi). Chính vì thế, nếu có điều kiện, phụ huynh có thể cho trẻ đi học nhạc từ sớm, khởi đầu bằng những buổi làm quen âm nhạc trong những dịp hè, như những lớp kỹ năng sống, biết đâu qua đó, trẻ được phát triển tài năng âm nhạc bẩm sinh, cũng như tạo môi trường lành mạnh cho bé vui chơi nếu bé không là thiên tài bẩm sinh.

Đến đây, chúng ta vẫn chưa chỉ rõ, trẻ bao nhiêu tuổi thì đi học đàn organ phù hợp, hãy cùng nhau xét trẻ có 2 trong 3 yếu tố sau hay không thì quyết định cho trẻ đi học đàn organ nhé!
1. Trẻ thích thú với âm nhạc hay không?
- Đây là điều kiện đầu tiên để quyết định nên cho bé đi học nhạc hay không?
- Có nhiều trẻ 3 tuổi có thể thuộc được khá nhiều bài hát, hoặc mê say âm nhạc, hay cụ thể một loại nhạc cụ trò chơi nào đó, tập trung cao độ đến quên hết những trò khác, thì đây đúng là trường hợp bạn nên đầu tư cho trẻ rồi
- Không nên cố gắng nhồi nhét, ép trẻ học nhạc, còn rất nhiều thời gian để trẻ làm quen và chuẩn bị tâm lý làm quen loại nhạc cụ nào đó, hay có khi trẻ chỉ thích làm "ca sĩ"
2. Trẻ có thể đếm từ 1 đến 5 hoặc biết mặt chữ
- Nếu như chơi Piano, bạn phải có khả năng đọc các fingerings, hoặc số để biết cách chơi sao cho đúng. Với đàn Organ cũng thế, nếu trẻ có thể đếm đến 5 và nhận ra những con số, 1, 2, 3, 4, 5 thì sẽ tốt hơn nhiều khi học nhạc.
- Ngoài ra, còn có các nốt nhạc là A, B, C, D, E, F và G. Nếu một đứa trẻ có thể nhận biết và nói những chữ cái trên thì trẻ dã có thể bắt đầu học đàn Organ hoặc đàn Piano.
- Nếu trẻ có thể tập trung vào một vấn đề gì đó ham thích quá 20 phút, thì bạn có thể hướng trẻ đi học nhạc được rồi. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ ham thích với việc thực hành đàn organ, nên phụ huynh có thể cho trẻ làm quen với việc thực hành trong 5 phút sau đó tăng cấp độ lên, 7, 10, 15 phút. Thì có thể cho trẻ đi học cùng giáo viên bên ngoài. Ngược lại, nếu trẻ vẫn không tập trung được, vấn đề của trẻ chỉ là thời gian, hãy cho trẻ thời gian sẵn sàng
- Nếu cháu khoảng 4 tuổi bạn có thể cho cháu học tuần 2 đến 3 buổi (khoảng 3 tháng hè). Thời gian thực hành đàn Organ tại nhà cũng không nên quá lâu, từ 20 - 30 phút. Không nên cho trẻ học quá 30 phút. Khi con vững nhịp phách, đọc được bản nhạc đơn giản, yêu thích môn học đàn rồi thì bạn cho con giảm buổi học tại trung tâm xuống cho đỡ căng thẳng. Đàn thì bạn nên chọn những cây đàn Organ có nhiều chức năng style và voice phong phú sẽ tạo hứng thú cho bé học tốt hơn. Ba mẹ cũng nên biết chút ít về nhạc và đàn Organ vì như thế sẽ giúp con thực hành ở nhà được tốt hơn
- Nên cho trẻ học tại nhà hay tại trường, trung tâm. Thật ra, nếu có điều kiện thì nên cho trẻ học 1 thầy kèm 1 trò, tuy nhiên, cái nào cũng có mặt ưu và khuyết. Có điều kiện đầu tư cho trẻ tại nhà, nhưng việc học tại nhà thường bị ảnh hướng bởi môi trường xung quanh. Trẻ ham vui hay có người nhà bao che, sẽ khó tập trung được, hoặc những yếu tố xung quanh như: trẻ đang chơi, trẻ đang ăn, ... cũng sẽ làm cho người thầy - người làm nghệ thuật tự ái. Mặc khác, tại trường, có bạn bè, tạo sự tranh đua, hoặc kèm 1 thầy 1 trò 1 phòng, không bị ảnh hưởng bởi bất kì điều kiện xung quanh nào, trẻ sẽ dễ tập trung hơn